Hoằng Pháp Online

TT.Thích Đức Trường “Giới thiệu khái quát Kinh Trung bộ”

PSO - 20h ngày 02/8/2021 (nhằm ngày 24/6 năm Tân Sửu), TT. Thích Đức Trường - UV HĐTS – UVTT Ban Hoằng pháp TƯ đã thuyết giảng chủ đề “Giới thiệu khái quát Kinh Trung bộ” cho các học viên là cư sĩ Phật tử đang theo học tại khoá tập huấn Học pháp online “Phật học cơ bản” trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức. Kinh Trung bộ (Majjhima Nikāya) là bản kinh thuộc Phật giáo Nguyên thuỷ, Phật giáo Đại thừa  có bộ kinh A Hàm, tương tự như kinh Trung bộ. Kinh Trung Bộ là cốt lõi ngôn tạng được viết bằng tiếng Pāli, và diễn đạt phong phú pháp môn tu tập đi đến niết bàn. Kinh Trung bộ là tinh hoa của đạo Phật Nguyên thủy định nghĩa các danh từ chuyên sâu trong đạo Phật mà đức Phật đã dày công định nghĩa mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài. “Kinh Trung Bộ” có 152 bản kinh (chia 3 tập - Tập 1 đề cập đến năm mươi bài Kinh đầu tiên trong năm chương; Tập 2 gồm năm mươi bài kinh thứ hai cũng trong năm chương; Và năm mươi hai bài Kinh cuối cùng được đề cập trong năm chương của cuốn) nhằm trang bị cho hàng Phật tử kiến thức căn bản để vững tiến trên con đường tu học. Các Phật tử muốn hiểu về lời Phật rất sâu sắc, người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân để có thể tự mình giải đáp cho chính bản thân mình. Người đọc mới có thể tự thấy mình, tự mình hiểu và tự mình để ứng dụng, thực hành.  Kinh Trung bộ là những bài kinh vừa, không dài quá để ứng dụng, thực hành nhiều lợi ích thiết thực nhưng không ngoài Giới – Định – Tuệ. Nội dung nổi bật nhất của Trung Bộ Kinh là Phật ngôn hướng dẫn cách tu tập cho các hành giả. Trong Kinh Trung bộ đức Phật chỉ cho chúng ta Pháp học và Pháp hành của người tu khi đạt tới quả vị tối cao. Hiểu giáo lý và có được việc hành trì đúng đắn, những chân lý, những lời đức Thế Tôn nói không bao giờ sai bởi đó chính là chân lý. Như trong bản kinh thứ 2 đức Phật nói về Tất cả các lậu hoặc. Đức Phật định nghĩa các lậu hoặc (các chất say làm mê mờ tâm trí) vây bủa người đời không được hướng dẫn, và giải thích bảy pháp hành để diệt trừ chúng: 1.Các lậu hoặc do tri kiến được đoạn trừ: Thái độ của kẻ phàm phu đưa đến già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đối với bậc chân nhân và pháp bậc chân nhân, đối với bậc Thánh và pháp bậc Thánh; Không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, các pháp không cần phải tác ý, nên các lậu  hoặc chưa sanh được sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. 12 phi như lý tác ý về quá khứ, vị lai, hiện tại, 6 tà kiến; 2.Các lậu hoặc do phòng hộ được đoạn trừ: Như lý giác sát sự phòng hộ của 6 căn; 3.Các lậu hoặc do thọ dụng được đoạn trừ: Như lý giác sát khi thọ dụng y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh; 4.Các lậu hoặc do kham nhẫn được đoạn trừ Kham nhẫn lạnh nóng, đói khát, xúc chạm ruồi muỗi, gió, sức nóng, các loài bò sát, lời nói mạ lỵ phỉ báng, các khổ thọ về thân; 5.Các lậu hoặc do tránh né được đoạn trừ: Tránh né các thú dữ, gai góc, hố sâu, những chỗ ngồi, những trú xứ không xứng đáng, những bạn bè độc ác; 6.Các lậu hoặc do trừ diệt được đoạn trừ: Đoạn trừ dục niệm, sân niệm, hại niệm, các ác bất thiện pháp; 7.Các lậu hoặc do tu tập được đoạn trừ: Tu tập 7 giác chi; Vị Tỳ kheo y theo 7 pháp môn này đoạn diệt các lậu hoặc, được xem là đã giải thoát, đoạn tận khổ đau. Như trong một bài kinh khác: Kinh ba minh, đức Phật đã điễn đạt lại Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh. Đây là thành tự đạo quả của đức Thế Tôn chính là Ba minh. Ngài dùng trí tuệ để thấy rõ bản thân mình nhiều đời nhiều kiếp; Thấy được chúng sinh trong cuộc đời này từ các cõi người, atula, ngạ quỷ…vì sao lại khổ; Thấy được phiền não của chúng ta đang dần vơi mất để cho trí tuệ tròn đầy và chứng quả…Và còn có một số bài kinh đã đề cập đến 5 điều: Sức khoẻ, sắc đẹp, giàu có, đa văn, trí tuệ. Người nào thích thú được nghe, lắng nghe nhiều là người trí. Trí tuệ xuất thế gian khác biệt ở thế gian trí tuệ là lưỡi gươm diệt trừ tính tham lam. Và đạo Phật là dùng lưỡi gươm trí tuệ để đào, điều đầu tiên thấy đó là then cửa đóng cửa vô mình của chúng ta nhiều đời điều kiếp. Nhờ tu tập nên khi đào cửa vô minh chúng ta nhìn thấy con đường giải thoát. Vô minh là một khái niệm quan trọng trong những lời giảng huấn của Phật. Phật giảng rằng Vô minh là một trong ba thứ nọc độc (tam độc) gồm có (Tham, Sân, Si). Vô minh tức là si mê, u tối, là sự hiểu biết sai lạc thực thể của những hiện tượng xảy ra chung quanh ta và trong tâm thức ta. Vô minh mà Phật thuyết giảng ám chỉ một cái nhìn sai lầm, một quan niệm lệch lạc, thiếu sự cảm nhận trực tiếp về thực thể hay bản chất đúng thực của những hiện tượng chung quanh ta. Phật trình bày Vô Minh như là một mối giây, một khoen móc nối chính yếu trong chuỗi dài tương tác trói buộc mọi sinh linh (chúng sinh) trong thế giới ta bà còn gọi là thế giới Luân hồi. Vì vậy chúng ta hãy tu tập để cho tâm trong sáng để thấy được con đường. Theo văn mạch và nội dung của bản kinh, Đức Thế Tôn đề cập đến các cấp độ hiểu biết, nhận thức của con người về đất, nước, gió, lửa; về các cõi Trời Dục giới, Sắc giới, Vô Săc giới; về sở 8 văn, sở kiến, sở tư niệm, sở tri và về Niết bàn. Như thế là Ngài đề cập đến cấp độ nhận thức của con người về mọi hiện hữu, vạn hữu trong trạng thái tâm thức và sẽ trực tiếp thấy rõ sự thật duyên khởi của chúng ta. Khi mà tâm người nhìn định tĩnh, nhất tâm, sạch hết các tham, sân, si, cấu uế, thì sẽ nhìn thấy các hiện hữu, thấy sự vật như thật. Có thể nói rằng Kinh Trung Bộ chính con đường nhận thức và tu tập của Phật giáo đã được giới thiệu đầy đủ không ngoài Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Tri kiến giái thoát. 37 Vô lượng ngôn từ giảng dạy và vô lượng pháp môn tu đều được bao hàm trong Kinh Trung bộ. Các pháp tu ấy và chánh kiến ấy trên thực tế được Thế Tôn và các đại tôn giả giảng dạy trong suốt 49 năm dưới nhiều hình thức trình bày, ngôn ngữ, thí dụ khác nhau. Qua phần giới thiệu “Giới thiệu khái quát Kinh Trung bộ”, chúng ta có cái nhìn tổng quát về kinh điển Phật giáo để làm nền tảng để tiếp tục đi sâu vào các hoá học tiếp theo. Chúng ta luôn luôn lắng nghe từng bài kinh Phật để thấy rõ "con đường" và thực hiện "con đường". Đây là tiếng nói siêu triết lý, siêu tôn giáo và siêu xã hội mà nhân loại đang cần. Những lời chân lý đức Thế tôn đã dạy, cho chúng ta vượn lên thực tập bao nhiêu thành tựu bất nhiêu, làm bao nhiêu lợi ích bất nhiêu, thực tập và tu tập hàng ngày. Có thể nói Kinh Trung bộ là tài liệu chính xác để Tăng Ni và Phật tử đi sâu vào nghiên cứu lời dạy của đức Phật (Phật giáo nguyên thuỷ) còn nguyên giá trị bởi đức Thế Tôn đã đề cập đến các cấp độ hiểu biết, nhận thức của con người về đất, nước, gió, lửa; về các cõi Trời Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới; về Sở văn, Sở kiến, Sở tư niệm, Sở tri và về Niết bàn. Bản kinh đã nêu ra vấn đề cơ bản nhất của tâm thức và của cuộc đời: Thấy sự thật như thật và chân hạnh phúc (đoạn tận khổ). Hạnh phúc hay khổ đau kinh Phật đã mở ra đạo lộ giải thoát của Giới, Định, Tuệ, của đời sống phạm hạnh đã được thể hiện trong 152 bản Kinh Trung Bộ.

PSO

Download iOS Download Android